• Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
30_Tam Tạng Thỉnh Kinh

Lương Sĩ Hằng

Montréal, ngày 2 tháng 4 năm 1981

Hôm nay chúng ta lại được tề tựu nơi đây và tiếp tục nghiên cứu trong hành trình tu luyện của chúng ta. Tu cho đến nay, có nhiều người cũng vẫn còn thắc mắc, muốn được thấy những sự huyền diệu kỳ lạ xuất hiện hay là những sự cứu độ hữu hiệu sau sự cầu nguyện của chính mình, nhưng phần đông không hiểu rõ tại sao có người cầu xin được hiệu lực mà có ngươi cầu xin không có hiệu lực, tại sao?

xnv

Chung qui cũng là tâm! Tâm động là thần tri mà tâm thanh thì minh giải. Và tâm trược thì càng yêu cầu, càng cầu xin, càng lạy lục, càng động loạn thêm, tại sao? Tại tôi cầu xin tôi càng động loạn thêm, vì tôi không thật sự hướng thượng, tự giải tự tiến, thì sự cứu độ ở xung quanh đều vô hiệu lực. Tôi bịt cặp con mắt lại, la làng đi, thì thế nào nó cũng phải đụng. Mà tôi thanh tịnh là cũng như người mở mắt, ở thượng giới, thì luôn luôn cái hành trình nó tiến hóa dễ dãi và không bị đụng chạm. Thì các bạn thấy rõ, giữa vợ chồng, anh em trong gia đình, cha con trong gia đình, mọi người đều thanh tịnh thì cái gia cang nó vui vẻ và không có đụng chạm lẫn nhau, thật sự có sự thương yêu, sáng suốt xây dựng. Còn quá lạm dụng thì thế nào cũng phải đụng chạm.

Cho nên chúng ta tu cũng vậy, chúng ta phải ý thức rõ rằng: Ta tu cho chính ta, tu bổ sữa chữa, xây dựng tiến tới vô cùng sáng suốt và đời đời sẵn có của tâm linh của chúng ta. Thì sự mong muốn, sự cầu xin luôn luôn nó hòa hợp theo trình độ sẵn có của chúng ta. Chúng ta tiến, hằng giờ hằng phút, nếu chúng ta giữ được phần thanh tịnh, tu luyện tinh tấn chơn chánh.

Nhiều người cũng nói rằng, tôi, gia đình chúng tôi, từ hồi nào đến giờ cúng Phật, lạy Phật, cầu mong hòa bình, cầu mong dân chúng ấm no, nhưng mà không hiểu chơn lý. Quỳ trước hình Phật cầu xin nhưng mà không có kết quả, càng cầu xin lại càng dòm cảnh ngoại, càng động loạn, thấy càng khổ, nhưng mà sự cầu xin có hiệu lực, không hiểu.

Tại sao cầu xin Phật lại càng động loạn hơn, cầu xin Chúa lại càng động loạn hơn là vì những vị đó ở chỗ hư không đại định. Mà nếu chúng ta cầu xin được gần Ngài và được sự giúp đỡ của những vị thiêng liêng hay gì đi nữa cũng là phải buông bỏ cái chuyện phàm tánh động loạn mới thấy được cái cõi vô hình. Còn các bạn vừa nắm hữu hình động loạn, vừa muốn ngộ về vô hình thì hai cái không có cái nào mở hết, bị kẹt một đống đó thôi! Cho nên những chuyện gì trước mắt các bạn, các bạn không thấy, không rõ, rồi đâm ra thắc mắc, ngộ nhận, nhiều khi đi tới khủng hoãng tinh thần, không biết còn Phật Tiên không, không biết có Trời Ðất không, nhưng mà tôi chỉ biết có tôi đây thôi, tôi không tin ai hết.

Rồi lần lượt Thượng Ðế mới cho mổ xẻ lấy mình. Mổ xẻ bằng cách nào? Ðể tìm hiểu mình, cho các bạn động loạn thêm lên, đụng chạm thêm nhiều, thắc mắc tràn ngập. Lúc đó các bạn mới thức tỉnh, thấy rõ rằng chính ta đã đi quá trớn và đi xuống không có đi lên. Càng thắc mắc càng sân si càng thấy mình chậm tiến, càng thấy mình ù lì không tiến hóa nổi. Mà các bạn chịu tu, chịu sửa, chịu hành, trở về vị trí căn bản là hư không đại định.

Lúc đó sự mê chấp tự nhiên phải tiêu tan không còn lưu trong tâm khảm của các bạn nữa! Rồi các bạn thấy sống ở thế gian, chung đụng với những người thế gian nhưng mà tâm phàm và mắt phàm các bạn ít xử dụng vì các bạn hiểu và thấy cái cảnh các bạn hiểu trong thâm tâm của các bạn. Rõ, hiển nhiên trước mắt, không còn chỗ chối cãi nữa. Có Phật tiên, có cảnh giới thanh nhẹ, có bồng lai tiên cảnh, có những màu sắc tươi đẹp thanh nhã mà khi thiền định thanh tịnh chúng ta thấy được!

Đó mới thấy cái giá trị vô cùng! Nhưng mà cái đó làm sao có trong giây phút động loạn, trong cái ý muốn của phàm tâm mà có được! Cho nên cái phàm tâm nó luôn ở trong cái tham lam. Nhiều người muốn tu giải thoát, rồi muốn lưu lại thế gian, hai chuyện một lượt. Nhưng mà không hành thì không bao giờ thấy hai chuyện một lượt, trong đời có đạo, mà các bạn không chịu hành làm sao thấy: Trong đời tìm ra đạo! Rõ ràng từ đời dẫn các bạn bước qua đạo mà các bạn không biết giá trị của đời. Nhờ sự kích động và phản động ngày nay các bạn mới được đi tu.

Những vị có đại linh căn tại thế cũng vậy, cũng nhờ qua cái cơn vày xéo thử thách mới giải nghiệp tu hành, buông bỏ sự nghiệp mới trở về nắm lấy sự hư không đời đời sẵn có của chính mình. Rồi đâm ra chê đời, rồi nói tôi đây là người đạo, không phải người đời, không đúng! Không đời lấy gì có đạo? Chúng ta hiểu được rồi thì chúng phải hòa tan trong đời đạo để tiến hóa mới là thật sự người tu hành. Tưởng các bạn không tu, những người ở thế gian đây, không thiền, không này không kia không nọ là người ta không tu sao?

Người ta tu, mà người ta tu trong cái bản tánh tham sân si hỉ nộ ái ố dục nó lôi cuốn họ. Từ từ họ đụng chạm họ ý thức, họ đã tu từ nhỏ tới lớn, họ đã hành trong cái ý muốn của Thượng Ðế, trong định luật Sanh Lão Bệnh Tử họ phải qua, lắm lúc họ không bằng lòng nhưng mà họ phải chấp nhận, không chịu qua nhưng phải qua.

Có bà cụ nào ngồi ở đây muốn già, muốn xấu đâu, trước kia là một cô gái tươi đẹp. Có ông cụ già nào muốn mình run rẫy đâu, trước kia mình là một thanh niên mạnh bạo. Thì cái ý chí của Ngài bây giờ, mấy vị bô lão đó bây giờ, thì cũng vẫn hùng mạnh nhưng mà thể xác yếu, già! Là sao? Vì cái chuyện cần thiết hay là không cần thiết mà thôi. Cần thiết là sự sáng suốt, càng ngày càng buông bỏ như tôi đã thường nói, mười tuổi, hai mươi tuổi, ba mươi tuổi, bốn mươi tuổi, năm mươi tuổi, sáu mươi tuổi, nó khác hết. Trạng thái tâm trạng nó đều khác.

Người sáu mươi tuổi sắp lên nó đều buông bỏ tất cả những cái gì và nó thấy rõ rằng cái bản tánh sân si và không mấy gì tốt đẹp của quá khứ của nó, vì nó đòi hỏi quá nhiều, nó làm bận rộn cho những người xung quanh của nó, nó không thuận với ý Trời. Còn nếu nó buông thả xây dựng sửa nó để ảnh hưởng người khác thì cái sự ồn ào của gia cang không bao giờ xãy ra. Lúc nào cũng hòa cảm trong tình thương và xây dựng. Thì cái gia cang đó cũng tốt đẹp.

Còn những người đời, nói tại sao tôi không làm như vậy thì không được, tôi bắt buộc nó là không được. Bắt buộc là hư! Mình phải hành động để ảnh hưởng thì tốt, không nên bắt buộc. Suốt cả đời mình cặm cụi, cần kiệm lo tu bổ sửa chữa, thì trong cái gia cang, con cháu nó cũng được sự ảnh hưởng tốt. Còn mình cứ rầy rà, bắt buộc, nhưng mà cái chuyện đó mình không làm, nó không bao giờ nó học. Mà mình làm thì nó hòa tan với mình thì tự nhiên nó học.

Cho nên các bạn ở trong cái hoàn cảnh đau khổ, buồn bực, sân si rồi mới thấy sự thanh tịnh là giá trị. Sự thanh nhẹ là chuyện trường cửu đời đời. Đó là hạnh phúc của nội tâm, thì lúc đó các bạn mới tìm qua đạo pháp mà do đời nó điêu luyện các bạn, các bạn mới tiến tới một bước sáng suốt, hòa hợp với bên trên và để thăng hoa tư tưởng mình rồi để tìm tòi giá trị của Ðấng Vô Cùng, ở đâu bây giờ? Ngài ở đâu? Thưọng Ðế ở đâu? Cha ở đâu? Chúa ở đâu?

Những vị đó đang làm cái gì? Đó là sự thắc mắc của người đời. Nhưng mà kỳ thật, những người thế gian biết được phần rồi thì sự thắc mắc đó không còn nữa. Vì phần hồn là gì? Phần hồn là chủ trị của mọi sự kích động và phản động của tiểu thiên địa, điều khiển mọi sự tham dục ở trong cơ tạng của nó. Mà khi nó tu tới thanh tịnh rồi mới giải tỏa được sự trược khi trong nội tâm nội tạng nó rồi, thì nó cảm thấy sung sướng vô cùng, là sau thời công phu nó cảm thấy có một giây phút thanh nhẹ thôi. Và nó cảm thấy có sự khoan khoái. Cho nên có nhiều bạn, tu thì rất ít, đạt thì muốn đạt nhiều!

Tu còn kể công với Trời Phật. Tôi là gia đình Phật giáo, tôi là từ nhỏ tới lớn bố mẹ đều là Phật Giáo nhưng mà tại sao bề trên không độ cho tôi, để tôi khổ nhọc như thế này. Đó, tâm tôi không bình thản, tánh tôi sân si, tại ai? tại tôi! Ðâu có đổ thừa được và đâu có kể công với Trời Phật được. Chúng ta làm chuyện quốc sự để cho nhân dân, để cho quốc gia ghi công chứ không phải rằng mà chúng ta ngồi đó kể công với họ thì cái công chúng ta không còn giá trị và chúng ta tu cũng vậy, tu cho cái tiểu thiên điạ được khai triển, cho cái xá vệ quốc này được mở, được thanh nhẹ, được sáng suốt, được tươi tắn mà chúng ta ngồi đó kể công với ai? Tôi thờ phượng mà ngày nay tôi bị như vầy, kể công với ai? Thấy mình đi ngược chiều chưa? Nghịch thiên chưa? Thuận thiên giả tồn mà nghịch thiên giả vong! Các bạn hiểu! Thì chúng ta phải thuận hòa được nhẹ chúng ta mới đi lên. Còn chúng ta cứ nghịch mãi làm sao chúng ta đi lên?

Cho nên sự thắc mắc của bạn là sự thắc mắc của tôi, tôi thấy rõ. Trước kia tôi cũng vậy, tôi cũng muốn phụng thờ một tôn giáo nhưng mà kết quả không có. Trong đó nó cũng cằn nhằn thắc mắc. Từ ngày tôi tu rồi tôi thấy thanh nhẹ, hiểu được phần hồn, hiểu được trách nhiệm sẵn có của mình. Tại sao mình không chịu gánh vác, tại sao mình không chấp nhận để tiến hóa. Bao nhiêu sự thắc mắc để xây dựng cho chúng ta trở nên kiên nhẫn vĩ đại mà không biết rồi đâm ra buồn hận, ghen ghét, đi trong cái ý bất chánh eo hẹp, bất minh chơn lý rồi có được chánh pháp đi nữa cũng thành tà pháp vì không làm đúng, không thực hành đúng thì cái tâm các bạn lúc nào cũng không chánh.

Cho nên Bề Trên chứng tâm, không phải là chứng cái thể xác của các bạn đâu. Chứng tâm các bạn! Mà các bạn không chịu sửa, không chịu hành đúng, mà không chịu trì chí để đi tới thì các bạn bước vào sự xáo trộn. Rồi từ cái xáo trộn đó các bạn sẽ chán ngán và ly khai nó, nhưng mà chậm trễ! Vì tại sao nói là chậm trễ? Cái cơ trời nó cũng phải thay đổi, nắng mưa cũng vô chừng. Cho nên người ta nói rằng: thiên cơ thay đổi, người ở không khí này tánh tình khác, người ở địa thế kia tánh tình khác. Các bạn thấy đó là thiên cơ. Nó thay đổi tùy theo chiều hướng chuyển hóa của toàn thể toàn cầu và đồng sống trong nhịp thở và trụ trì trong thể xác.

Thể xác đó là đại diện ngũ hành của mặt đất. Tùy theo sự sanh khắc ngũ hành của mọi thể xác. Cho nên chủ nhân ông, khéo léo biết tu, sáng suốt, học nhẫn, thì mọi việc, mọi tai nạn rất dễ qua. Còn chủ nhân ông mà chậm trễ, buông tha thì mặc cho sự kích động và phản động đó nó làm xáo trộn nội tâm. Rồi đâm ra điên loạn buồn tủi là vậy. Còn chúng ta đã có một cái pháp, chúng ta ngoan ngoãn tự hành tự sửa trong trật tự, không làm xãy ra chuyện gì vô ích. Sau khi chúng ta thiền một cái pháp đàng hoàng trật tự đứng đắn thì chúng ta cảm thấy cũng như chúng ta uống được viên thuốc thương hàn phát tán cho nó giải cái bệnh trược ô, lo âu của nội tâm nội tạng.

Thần kinh trở lại ổn định sáng suốt, vui vẻ với mọi người và tâm tôi được thanh thản không còn cô đơn. Thanh thản đem lại cho các bạn những cái gì? Thanh thản là đem lại sự hạnh phúc của nội tâm. Cho nên các bạn tu, phải đạt tới sự hạnh phúc! Sự hạnh phúc đó đương nhiêu phải có. Nếu các bạn trì chí tu thì đâu có sự thắc mắc nũa, sự thắc mắc đó là sự chậm trược của nội tâm của mình mới xãy ra sự thắc mắc. Cho nên anh chị em chúng ta có cơ hội tương ngộ, đàm đạo, trao đổi về phần thanh điển, mà hòa tan trong thanh điển chỉ có thực hiện sự thương yêu, xây dựng mà thôi. Còn chúng ta không có dụng lý đời mà so sánh. Chúng ta thấy rõ sự huyền ảo, tà thuật có, bùa phép có.

Mãnh đất eo hẹp của chúng ta ở VN có rất nhiều, chúng ta thấy rất nhiều. Cái ông đó về bùa thật hay nhưng mà con của ông vẫn lâm nạn. Mình phải theo dõi tới giờ phút cuối cùng thì mình thấynhững cái hiệu lực đó không còn hiệu lực nữa. Nó chỉ một thời nào mà thôi. Vậy cuộc hành trình hành hương chúng ta đâu có phải một thời gian ngắn. Các bạn cũng biết được Tây Du Ký, các bạn thấy Tam Tạng đi thỉnh kinh, tu khổ cực biết bao nhiêu, qua biết bao nhiêu truông thử thách. Nhưng mà Ngài vẫn trì chí giữ tâm tiến hóa, nó mới thành đạt. Thì phần hồn của chúng ta đâu có khác gì Ngài. Nếu chúng ta không trì chí thì chúng ta bị phủ đầu bởi ngoại cảnh, bởi sự ô trược. Nó lấn áp sự sáng suốt của chúng ta thì chúng ta làm sao tiến được?

Cho nên các bạn có một cái pháp để hành, để nhắc nhở mình, kêu gọi tâm linh mình phải trụ hẳn trong thanh điển để tiến hóa vào cõi hư không đại định, vô sắc giới, thì lúc đó các bạn mới thấy hạnh phúc triền miên, thanh nhẹ đời đời, thương yêu vô cùng tận. Cho nên cái con đường chính mình phải lo xây dựng cho mình, nó là một kỳ công, mà cũng có thể nói rằng một nghề chuyên môn của bạn suốt cả một cuộc đời, tu về Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp.

Chúng ta phải tìm hiểu cho rõ rệt mọi sự việc, thực hành cho đúng mức để trong cái tâm thức của chúng ta, càng ngày càng khai triển, càng hiểu rõ hơn, để tự xây dựng, chấp nhận sự sai lầm của chính mình và sự ngu muội của chính mính. Sự ngu muội đã nhiều kiếp luân hồi, đã làm chậm trễ nặng trược tâm can tì phế thận mình đang quản lý nhưng mà bất thông! Tại ai? Tại chủ nhân ông, tại sự sáng suốt không có mà thôi.

Bây giờ các bạn tu là tập trung sự sáng suốt rồi thì các bạn phải mở huệ tâm huệ tạng, các bạn phải khai triển, từ từ nó phải mở và nó phải sáng suốt lên, thông minh lên. Lúc đó các bạn mới thấy kính yêu Trời Phật. Các bạn không còn sống với phàm tánh nữa. Các bạn sống với chơn tánh thì lúc nào cũng vui vẻ, cũng thương yêu, cũng xây dựng. Cho nên con người mà chịu tự sửa chữa sự sai lầm của chính mình mới tiến tới sự sáng suốt vô cùng tận, thì nó trở nên một người hữu ích tại thế để xây dựng cho tất cả mọi nơi mọi giới, thương yêu vô cùng vô tận. Lúc đó chúng ta mới thấy rằng Trời Phật có rõ ràng, hiện hữu chứ không phải không có.

Chứ đừng có nghĩ những điều sai lầm mà gây sự chậm trễ cho chính mình. Các bạn càng tu càng sẽ đạt tới sự thanh nhẹ, càng minh tâm kiến tánh, thấy sự sai lầm của chính mình mới là người tu! Còn tu mà không thấy sự sai lầm của chính mình không phải người tu. Vọng động, đọc lý lịch này, đọc lý lịch kia, đọc lý lịch nọ cũng là vọng động mà thôi, tự hành tự triển theo khả năng và trình độ của chính mình mới là đúng.

Trình độ của chính chúng ta được tiến tới một bước, một ly thì quí một ly. Chứ không nên vội vã nhờ phép này phép nọ rồi thoái bộ, đời đời đau khổ vì cái bản chất ỷ lại. Tự hành là đạt dũng! Khi các bạn đạt dũng rồi thì các bạn không còn cái tâm tánh ỷ lại nữa! Dũng trong sáng suốt, dũng trong từ bi, dũng trong cởi mở thì lúc nào các bạn cũng thấy được sự quí giá của Trời Ðất đã xây dựng cả càn khôn vũ trụ và đem lại sự minh giải cho nội tâm của chính mình!

Sung sướng vô cùng, thanh nhẹ vô cùng, thanh nhẹ vô cùng, sáng suốt vô cùng. Lúc đó mới thấy giá trị của cuộc hành trì tu luyện của chúng ta và do ta xây dựng mới tiến hóa. Nếu mà các bạn không chịu tự xây dựng thì không bao giờ các bạn tiến hóa được! Không có thực hành thì không có bao giờ được. Kinh sách để lại rồi các bạn thực hành, các bạn dòm thấy kinh sách, các bạn thấy những vị đó đã làm gì? Nhắc bạn mà thôi, kêu bạn phải trở về với bạn. Bất cứ một cuốn kinh nào tại thế gian này, kêu các bạn phải thực hành nội tâm, để đi tới đích và ảnh hưởng để lại lịch sử cho chúng ta. Mọi người chúng ta được học và được am hiểu hành trình của những người tu luyện như tôi thường ca tụng, Ngài Thích Ca, Jésus Christ. Những vị đó rất vĩ đại, Ngài lo thực hành, mà phải thực hành trong động loạn, từ động loạn đạt tới thanh tịnh vô cùng.

Sự chứng minh của những người tu hiện tại, có thiện chí tu hành và nghiên cứu quá trình của hai vị đó. Thì các bạn mới thấy rõ rằng: vạn sự do mình mà ra. Do khối óc của chúng ta mà ra. Bây giờ chúng ta chịu khai triển khối óc của chúng ta thì chúng ta mới hòa tan với Ngài được. Ý chí chúng ta phải cương quyết, từ trong động loạn, giải tỏa sự trược khí của nội tâm nội tạng, chúng ta mới hòa tan trong ý chí của Ngài, chúng ta thật sự kính mến Ngài và chúng ta tiến nơi Ngài đã và đang tiến mới là đúng.

Chứ chúng ta cứ cầu xin hổ trợ, cầu xin sự phù hộ nhưng mà mấy ngàn năm lịch sử để lại để dìu tiến nhân loại, dìu tiến chơn linh trở về với Ngài bằng thực hành, bằng hành động, chứ không phải bằng lời nói ru êm tai, phỉnh phờ người, không có chuyện đó. Thực chất của chính Ngài biến thành một miếng gương cho chúng ta rọi cái mặt của chúng ta, thấy cái mặt trì trệ, chậm trễ, ngu xuẩn của chính ta. Nếu mà chúng ta không nói rõ hành động của các ngài đã thành công thì chúng ta không thấy cái sự trì trệ lôi thôi chậm trễ của chính ta.

Cho nên những mảnh gương lành chiếu diệu trong tâm cang của những người tu hành. Thì lúc đó người tu hành mới mong sớm đạt pháp, không nên ỷ lại, không nên cầu xin. Tôi đã nói các bạn phải thực hành để đi tới, Phật tức tâm! Chúa cũng nói: Người biết nhớ Chúa thì Chúa cũng biết nhớ người. Hai vị là một mà thôi. Tại sao không đi đến, mà không xây dựng cái sự tốt đẹp của những vị đó đã đạt thành và đã đem lại trật tự cho cả càn khôn vũ trụ. Đó là trách nhiệm của ai? Trách nhiệm của loài người.

Loài người phải ý thức rõ rằng, chúng ta có khả năng đóng góp xây dựng cả càn khôn vũ trụ, nếu chúng thực hành đúng đường lối, hòa tan trong ý chí của Thượng Ðế và đạt tới cái hành trình tiến hóa vô cùng tận của những vị đó đã và đang tiến. Cho nên chúng ta mỗi mỗi tu, phải dòm vào bên trong không nên dòm bên ngoài nữa.

Chúng ta có cơ sở, chúng ta có ngũ sắc ngũ quang huyền sắc huyền quang trong nội tâm nội tạng, mà bây giờ chúng ta không thấy cái chiều của bên trong chúng ta thì chúng ta nhất định phải bị ngoại cảnh lôi cuốn trở thành động loạn bất chơn. Mà nếu chúng ta hướng nội và giải tỏa được cái cơ cấu ổn định trật tự thì , tiểu thiên địa này biến thành cái xá vệ quốc trật tự thì lúc đó chúng ta thấy không còn nghi vấn gì hơn là xây dựng. Cho nên chúng ta nên tự xây dựng càng sớm càng tốt, mỗi người mỗi ý thức và chịu thực hành để đi đến kết quả. Mà trong kết quả đó, trên đường đi đến kết quả nó phải qua những sự thử thách, những bài học. Bài học của cơ thể cơ tạng, đó là bịnh hoạn.

Trong bịnh hoạn đó là các bạn được một cái nạn. Và sau cái nạn đó là các bạn mới được thanh nhẹ. Mà mỗi người nào cũng phải qua cái nạn đó. Đừng có nói tôi tu rồi tôi hết! Không! Tôi tu đáng lẽ tôi phải bị què giò nhưng tôi lại phải lâm bệnh. Và cái bệnh đó nó lại xây dựng cái mức tiến hóa của phần hồn, để tránh những cái tai nạn khủng khiếp. Nhờ gì? Nhờ sự xây dựng tu hành của chính tôi, tôi mới không có tham gia vào những sự động loạn không cần thiết. Thì sự cần thiết nó sẽ trở về với tôi, đúng lúc. Cho nên các bạn tu chừng nào, các bạn mới thấy kết quả mà các bạn đã và đang gặt hái là do sự kiên trì thực hành của bạn mới đạt được. Còn nếu các bạn không có kiên trì thực hành thì không bao giờ có. Chúng ta đã biết tu thiền thì chúng ta biết tìm một con đường dũng tiến, chứ chúng ta không phải tìm con đường yếu hèn nữa.

Cho nên chúng ta cứ việc hành tới và chúng ta sẽ thấy. Chứ nhiều người nói, tại sao tôi không thấy cái gì hết? Bởi vì các bạn phải đi từ trong cái tăm tối của bạn mới đi tới sự sáng suốt vô cùng. Mà nếu các bạn không vượt khỏi cái sự tăm tối thì làm sao phần hồn các bạn được trưởng thành và mạnh dạn tiến tới để thu hút sự sáng suốt của Bề Trên, mà thấy sự sáng suốt là giá trị vô cùng, mà để tiến hóa theo cái sự sáng suốt đời đời sẵn có. Cho nên các bạn không nên chán nãn giữa cuộc hành hương. Chính tôi đã qua những cái cơn đó. Cho nên tôi mới nhắc các bạn rằng, chúng ta tu một thời gian rồi chúng ta đâm ra ta chán, là tại sao? Tại vì chúng ta tu mà chúng ta không chịu xây dựng, và không chịu ảnh hưởng cho người khác và không chịu giúp đỡ người khác tu như chúng ta.

Có nhiều người tu ích kỷ, nói tôi tu cái này hay, tôi không cần, sau này tôi giỏi tôi sẽ làm tỉ phú này kia kia nọ. Lấy cái đạo tạo cái đời, không được! Chúng ta tu chúng ta hiểu biết, đối với đồng loại chúng ta phải đánh thức cho họ hiểu. Nói cho bạn biết rằng, tôi nhờ bao nhiêu công chuyện đó, tôi ngày nay mới được như thế này. Ðó thì cái phần đó cũng đủ rồi, ảnh hưởng từ giai đoạn, thì các bạn mới tiến, các bạn không có chán ngán. Một truyền mười là cũng đủ rồi. Tất cả mọi người đồng tiến theo nhịp tiến và trình độ sẵn có của họ thì các bạn thấy cũng sung sướng rồi.

Cho nên chúng ta tu, càng tu thì càng gặp trở ngại, cái trở ngại của nội tâm đó đương nhiên phải có. Bởi vì cái đi lên, luôn luôn bị thử thách và có bao nhiêu thì nó vụt nó lên trên đó rồi, tới đó nó hết sức rồi, nó chưa có trình độ nó phải hồi trở lộn lại. Khi các bạn bước vào ngồi thiền thấy thanh nhẹ, một chập nó hồi trở lộn lại nó làm nặng trược! Các bạn không nên chán ngán vì cái đó. Khi các đạt được thanh phải đem cái thanh xuống cái giới trược thử coi còn thanh không. Nếu mà các bạn nhập vào trong khối trược và trược theo nó thì tự nhiên cái phần công phu đó chưa có kết quả! Cho nên tự kiểm mỗi đêm, tự thi mỗi đêm, để tìm hiểu trình độ tiến hóa của chính mình. Cho nên cái pháp này, các bạn hành được bao nhiêu thì phải cho các bạn thử bấy nhiêu. Cho nên tiến, chắc tiến, từ bước một, nắm vững để tiến!

Cho nên chúng ta có cơ hội để anh em chung đụng với nhau, anh chị em đàm đạo, hỏi và đem ra những sự thử thách của nội tâm, những sự thắc mắc của nội tâm rồi mới thấy rõ rằng chúng ta trì trệ ở chỗ nào, chậm tiến ở chỗ nào mà trong cái tu, thiếu tu ở chỗ nào. Hứa hẹn với Trời Phật là nhiều, nhưng mà chẳng tu có bao nhiêu. Nhiều người hứa tối nay tôi ngồi tới sáng, tôi tu tôi luyện, tôi làm thế nào, cái gì cái gì y như ông Phật Thích Ca, nhưng mà rốt cuộc làm không được. Không nên hứa hẹn nhiều nhưng mà chúng ta cứ thực hành từ ly từ tí, đi tới, chậm mà chắc, còn hơn nói một đống mà không hành. Cho nên ông Trời, Thượng Ðế cũng nói rằng: chửi Cha đi, chửi ông Trời đi, chửi Thượng Ðế đi nhưng mà con biết tu tâm dưỡng tánh là đủ rồi, Bề Trên vẫn chứng tâm! Biết sửa, biết làm lành lánh dữ thì Bề Trên cũng cứu độ. Chứ không phải là con chửi ông Trời mà con bị phạm tội. Con chửi ông Trời mà con biết xây dựng cho con, là con vẫn tiến hóa.

Cho nên nhiều người không hiểu rồi đâm ra thờ phượng, rồi nhầm lẫn ở trong sự thờ phượng đó. Lấy sự thông minh lợi dụng đấng trọn lành thì mình là một tội nhân còn tái phạm thêm một tội nữa. Còn chúng ta chịu thực hành để đi tới. Ông Trời ông Phật cũng do tâm của chúng ta mà thôi. Con ma con quỉ cũng do tâm của chúng ta mà thôi. Nếu chúng ta biết xây dựng chơn tâm thì chúng ta mới đi tới sự sáng suốt được. Sự sáng suốt đó mới chứng minh cho chúng ta thấy rằng : phần hồn của chúng ta là bất diệt, sự sáng suốt của chúng ta là vô cùng.

Cho nên tôi đã đi qua rồi tôi mới thấy các bạn: vừa đi vừa vấp, vừa đi vừa vấp, tôi thấy rõ! Nhưng phải vấp! Tôi phải nói để cho các bạn vững tin và các bạn đi. Tin nơi khả năng của các bạn vì các bạn là đấng Vô Cùng. Các bạn nhứt định phải tiến tới vô cùng. Không nên nghe một ai xuyên tạc và làm siêu lòng các bạn. Rồi các bạn mất một thời gian quí báu đã xây dựng cho bạn, rồi buông bỏ cho nên nó trở lại tăm tối, bực bội thêm. Cho nên chúng thấy, cái cuộc hành trình, thấy nó đơn giản nhưng mà rất phức tạp vì nội tâm nội tạng chúng ta nó nhiều mạch đốc, nhiều đường tiến hóa của nội tâm chứ không phải là đơn giản như con người suy tư, để xin cầu nguyện cứu độ mà đạt được cái gì. Chỉ có thực hành trì chí đi tới mới mong được một phần nào sáng suốt trong cái tinh thần xây dựng tiến hóa.

Chúng ta có thể xác mà không biết yêu thể xác, không biết xây dựng cái thể xác này thì làm sao biết xây dựng cho người khác. Không biết lập trật tự cho chính mình thì làm sao mà đứng ra đảm đương những trật tự của quần chúng được. Cho nên cách mạng bản thân khó lắm. Cách mạng quần chúng thì dễ dãi, nhưng mà bản thân rất khó!

Trị thiên hạ thì dễ mà trị mình thì khó! Thì những ông vua tại thế gian cũng vậy, ông trị dân dễ mà trị ông không được! Có cái tham dục mà ông trị cũng không được. Cho nên giờ phút lâm chung vẫn đau đớn, vẫn khổ sở. Làm tới một ông vua trong một nước cũng phải khổ sở: sinh lão bệnh tử khổ! Nhất định như vậy, không chạy chối, không từ chối được!

Cho nên chúng ta phải cương quyết, phải buông bỏ những sự phức tạp, buông bỏ tất cả những cái tánh hư tật xấu mới tiến được! Muốn thù hận, hăm dọa, muốn giết một người nào, đó là giết mình trước! Vì sao? Ý chí các bạn tối tăm mới nghĩ chuyện sát hại người khác, nghĩ chuyện trả thù, đem lại cái bản chất đê hèn và không xây dựng.

Còn nếu mà các bạn thông minh sáng suốt, các bạn hành triển, các bạn phải làm những điều tốt hơn nhưng người mà các bạn không thích thì tự nhiên các bạn sẽ thu hút được những phần tử đó, mà cho họ thấy, cho họ mượn cái kiếng này, để họ soi cái mặt họ thì các bạn mới là một người chơn chánh đạo đức trong tinh thần xây dựng chu trình tiến hóa của muôn loài vạn vật, đứng đắn, không sai lạc. Cho nên chúng ta không nên vun bồi sự tăm tối của nội tâm, sân si hận thù trách oán! Cái chuyện đó, cái chuyện không phải của những người tu về Pháp Lý Vô Vi. Những người tu về Pháp Lý Vô Vi không có hờn ghét ai hết, nhưng mà học hỏi nơi tất cả. Không có người nào không có chuyện hay, nó có một tài của nó, nó có một sức chịu đựng vô cùng của chính nó. Mà nếu chúng ta không chịu học thì không bao giờ chúng ta có!

Ðó bạn chơi với một người bạn cũng như là đọc một cuốn sách, cả một cuộc đời của người, có hay có dở. Thì chúng ta đàm đạo trong đó, chúng ta biết xử dụng trí khôn, chúng ta học cái hay, cần thiết chúng ta học, không cần thiết thì chúng ta tạm ngưng. Cái quyền của chính chúng ta, chứ đâu phải quyền của người khác. Cho nên các bạn càng tu, các bạn thấy càng văn minh, càng tiến triển. Tâm linh các bạn không còn nghĩ cái chuyện eo hẹp, nặng trược nữa.

Hôm nay có cơ hội, nghiên cứu thêm một giai đoạn nữa, làm mất thì giờ của các bạn rất nhiều, thì chúng ta đồng nghiên cứu để học hỏi thêm, tiếp tục trao đổi càng nhiều càng tốt.

Cám ơn các bạn!

                                  Lương Sĩ Hằng - Vĩ Kiên