• Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
28_Siêu Nhiên Siêu Phàm

Lương Sĩ Hằng

Montréal, ngày 10 tháng 10 năm 1982

Thưa các bạn,

Hôm nay chúng ta lại được tái ngộ nơi đây để nghiên cứu thêm trên đường tu học của Vô Vi. Tại sao chúng ta nói Vô Vi là không không? Trước hết chúng ta bước vào thềm Vô Vi để tu học, chúng ta phải nhận định rõ siêu nhiên siêu phàm là gì? Sau một thời gian công phu tu học của các bạn, các bạn đã thấy rõ: từ từ bản tánh của các bạn đã bắt đầu trở vào trong và tất cả những sự ham muốn vọng động từ trước kia nó đã dần dần xa đi và nó trở về với thực chất sẳn có của chính nó! Nhưng mà thực chất của nó là gì? Thực chất của nó là từ siêu nhiên cấu tạo. Chúng ta sanh ra làm con người ngày nay đã thành hình trong một cơ cấu, trong một phương tiện của thể xác nhưng mà phương tiện của thể xác này nó đã cấu trúc bởi tánh chất siêu nhiên từ nhiều năm nhiều kiếp, ngày nay nó mới hội tụ được một cái thể xác để cho chúng ta ngự trị. Thể xác này cũng như căn nhà của chúng ta, chính chúng ta là phần hồn, là chủ của thể xác, đang ngự trị và đang dìu tiến để minh cảm nguyên căn sẵn có của chính mình!

xnv

Thì chúng ta đã thực hành, mới thấy rõ điều này, nếu không thực hành thì không bao giờ thấy rõ điều này. Nhiều người tu về vô vi nói rằng tôi tu bao nhiêu năm mà chưa hiểu gì, chưa thấy gì, vì cái con đường đi trở về với chính nó là khó khăn! Tại sao có thể nói khó khăn? Là luôn luôn chúng ta hướng ngoại, từ lúc ra đời cho đến nay, ngày hôm nay ta làm ngược, hướng nội, để lập cái hạnh hi sinh và bỏ cái tập quán sẵn có của chính chúng ta. Mỗi người đều có cái bản chất trần trược tại thế, so đo trong lý trí phàm ngả cho nên quên thực chất sẵn có của chính mình, không chịu hiểu lấy căn bản của chính chúng ta, kể cả sự sai lầm tăm tối của chính mình, cũng gạt qua một bên, dùng lý để biện hộ, che chở sự sai lầm.

Cho nên không sao trở về với thực chất, đâm ra hoang mang, rồi đâm ra thấy chu cha khó quá! Tu cái pháp Vô Vi này khó quá, thấy dễ nhưng mà quá khó! Cũng như các bạn hiện tại, đang ngồi trên một miếng nệm, miếng tapis này, nhưng mà kêu các bạn nghiên cứu nguyên lai bổn tánh của miếng tapis này chẳng ai chịu nghiên cứu, nhưng mà muốn hơn thua thì rất dễ! Vì cặp mắt phàm tôi đã thấy và sự suy tư của tôi sẵn có. Tôi dụng điều đó để suy xét dễ hơn tìm hiểu những cái gì mà tôi đè. Tôi đè tưởng là tôi thắng nó, tôi đạp nó tưởng là tôi thắng nó nhưng mà rốt cuộc tôi thua nó mà không hay! Cho nên chúng ta phải có một cái phương thiền tu tịnh, để trở về với sự vắng lặng trong nội tâm, qua những cơn mài dũa để trở về với sự bóng nhoáng của nội thức, sáng suốt cửa nội thức. Nhiên hậu chúng ta mới thấy rõ cái nguyên lai bổn tánh của chính ta, nhiên hậu ta mới thấy nguyên lai bổn tánh của mọi sự việc!

Thường thường tôi nói với các bạn làm tapis, miếng tapis, miếng nệm chúng ta đang ngồi đây nó hiểu nhiều hơn chúng ta. Nó có sự cấu trúc rất tinh vi do sự thông minh của loài người đóng góp và sự duyên dáng thanh nhẹ đã chuyển hóa cho tâm thức của loài người, cống hiến cho chúng ta, hiểu giá trị của sự êm dịu này và để đồng hưởng, xây dựng tâm thức của chính chúng ta. Thể xác của chúng ta không khác gì miếng tapis, nó rất êm dịu, từ đầu chí chân đều có sự hòa hợp hòa ái. Sự cấu trúc đó rất tinh vi, mà chúng ta lại quên nó, chúng ta chạy đi lạc ra ngoài trong sự hơn thua bất chánh, rồi chạy theo cái bản chất động loạn như tôi đã thường nói: tham sân si hỉ nộ ái ố dục. Nhiều người nói tôi không thể tránh được? Tôi không thể chịu nổi hoàn cảnh này? Tôi không thể chịu nổi những sự đau khổ này, tôi không thể nhịn trong giờ phút này, rồi gặt hái được những gì?

Các bạn nói tôi không chịu đựng rồi các bạn đã học được những gì? Kỳ thật các bạn gia tăng sự chà đạp, gia tăng sự bất minh. Nếu các bạn học được chữ Nhẫn thì các bạn thấy rõ: rốt cuộc các bạn đi tới chỗ quán thông và bạn không bị trì kéo bởi sự tăm tối nữa! Người thế gian xuống đây học hỏi, thì chúng ta xuống đây chịu tội và bị lôi cuốn từ ngày giờ phút khắc, phân tâm xé xác chứ không phải các bạn ở đây mà hưởng đâu! Hoàn cảnh hiện tại mà các bạn làm lụng, xây dựng, đấu tranh là trong là trong cái phân tâm xé xác của các bạn mà thôi! Không học được gì nếu các bạn không biết tu bổ sửa chữa, để trở về với nguyên căn nguồn cội sẵn có của các bạn! Thì các bạn thật sự là một người bơ vơ, thuyết lý bất minh lý, hành động bất minh giải hành động! Cho nên sai lầm vô cùng.

Chúng ta đã thấy rõ, càng ngày càng tu thiền, càng làm pháp thường chuyển, các bạn thấy giá trị của siêu nhiên đã đem lại cho các bạn ổn định một phần nào, chứ chưa ổn định được toàn diện. Cho nên có câu: “Pháp luân thường chuyển huệ tâm khai”, càng ngày nó phải càng nhẹ, càng ngày nó phải càng sáng suốt hơn, càng ngày nó sẽ càng thanh tịnh hơn! Rồi các bạn mới thấy rằng: các bạn đã tự xão trá các bạn, tự gạt lấy bạn, chứ không có một ai chun vô đó gạt các bạn!

Nếu các bạn tiếp tục hướng ngoại thì chỉ bị gạt mà thôi, kỳ thật chúng ta hướng nội, chúng ta mới làm chủ, chúng ta đạt tới sự thanh tịnh và sáng suốt thì chúng ta mới thực hiện hòa ái tương thân của cả càn khôn vũ trụ, để đặt một chu trình học hỏi tới vô cùng giải thóat. Nếu chúng ta không nhìn nhận điều đó là đúng thì đời đời chúng ta sẽ bị lôi cuốn!

Tại sao bên Vô Vi chỉ chủ trương mọi người phải dụng cái pháp thở để trị và hổ trợ cho thể xác? Và từ phép thở đó nó đem lại sự ổn định tâm linh và khai triển những mạch huyết bị nghẹt trong tâm tạng cũng như trong khối óc. Càng ngày các bạn càng làm nhiều, các bạn thấy càng ngày càng dồi dào và con người nó trẻ trung và nhẹ nhàng. Ðó là một phương thức tự trị bệnh!

Nếu chúng ta dùng lý xét, càng ngày các bạn càng xét càng lủng quẩn, lủng củng và không có lối thoát. Những nhà triết gia hiện tại cũng vậy, học thét rồi cảm thấy mình khùng, học thét rồi sự điên loạn sẽ về với chính mình! Nhưng mà các bạn thực hành rồi an nhiên tự tại.

Cho nên ở thế gian này có nhiều người xa lánh cảnh trần tục này để vào nơi thanh tịnh tu học. Nhưng mà ngược lại Vô Vi thực hành và lập lại trật tự trong chỗ động loạn để tìm sự thanh tịnh.

Cho nên chúng ta từ động loạn tìm tới được thanh tịnh thì chúng ta thấy rằng: sự giá trị của thanh tịnh là vô cùng! Trong đời có đạo, ở nơi nào chúng ta cũng có thể tái lập sự thanh tịnh sẵn có và sự sáng suốt sẵn có của chính mình bằng một chữ Nhẫn và Hòa Ái. Cho nên nhiều cuộc tranh cãi giữa bạn đạo Vô Vi khắp năm châu, để tìm hiểu lối thoát cho tâm linh. Chớ không phải tìm tranh cãi đó, tranh luận đó, để đem lại sự thất bại của phần hồn! Tại sao chúng ta chủ trương sự tranh luận đó? Sự tranh luận đó mới thật sự trực tiếp giáo dục và tìm hiểu sự thanh tịnh sẵn có của chính mình. Nhiều khi các bạn tranh cãi với nhau, để tìm hiểu lối thóat của Vô Vi, của phần hồn, của thực chất của các bạn, rồi cũng có cái phàm ngả nó tham dự và nó bành trướng cái ý chí không tốt đẹp, nhiên hậu các bạn mới ăn năn, thấy lời nói quá thái của chính bạn, rồi các bạn mới tự sửa! Điều này không đúng! Mất quân bình! Sau sự tranh cãi này tôi không ngủ được. Sau cuộc tranh cãi này tôi không thiền được! Đó là phương thức kiểm soát để cho người mới tu bước vô thấy rằng chuyện đó không lợi mà tôi phải trở về thực hành nhiều hơn, để một ngày nào tôi có cơ hội diện kiến các bạn của tôi rồi tôi mới tìm một lối thoát cho chung! Đó là sự đóng góp thực chất và mau lẹ nhứt để mở cái chơn giác của chính mình!

Cho nên nhiều người tu nói rằng vô đây tu tại sao không giữ lễ và không ôn tồn, không sao đâu! Mỗi người có một tánh chất từ trược tới thanh, mỗi giai đoạn khác nhau, đối diện với nhau, gần với nhau nhưng mà trình độ khác nhau, trình độ mỗi người đều khác nhau. Lúc đó chúng ta mới học hỏi rõ rằng: chúng ta từ mọi trạng thái mà có, chứ không phải một trạng thái thì cái kiến thức của các bạn càng ngày càng lớn rộng và khai mở tới minh triết vô cùng. Khi các bạn đạt tới minh triết thì các bạn, chính bản thân của các bạn, muốn đem cái chơn tâm, sự sáng suốt này để cống hiến cho quãng đại quần chúng. Nhưng mà lúc chúng ta cống hến cho quãng đại quần chúng mà chúng ta không thanh tịnh thì làm sao cống hiến được! Cho nên chúng ta phải học trong thực chất, phải có sự đụng chạm trong thực chất, phải tìm hiểu.

Cho nên anh em Vô Vi tự khai mở những cuộc hội họp lẫn nhau để nghiên cứu về những người đã chấp, thật sự chấp, rồi gây ra cũng như rạn nứt giữa tình huynh đệ Vô Vi, nhưng rốt cuộc rồi thấy rằng mình đang trì trệ. Cho nên chúng ta thức giác! Vì đường đi hiện tại của mọi người trong cuộc hành tại mãnh đất phù sanh này, ai ai cũng tìm lối thoát cho chính mình, chứ không ai muốn tắc nghẽn cái con đường tiến hóa. Cho nên chúng ta đã có cơ hội học rất nhiều! Chúng ta đã bị phê phán rất nhiều, rồi chúng ta mới thấy sự dày công của chúng ta đến đâu, đã tu được bao nhiêu mà khoe khoang với thiên hạ. Cho nên chúng ta rút trở lộn về để tu và học mà tiến.

Chúng ta phải cảm ơn những vị Thầy đến với chúng ta. Những người kích động chúng ta, thật sự là một vị Thầy cao quí và đã dạy cho chúng ta tu. Ngay trong gia cang của các bạn cũng vậy, làm cho các bạn phẩn uất, trong tình thương chị em rạn nứt, trong tình thương huynh đệ rạn nứt, trong tình thương cha con rạn nứt. Lúc đó mới bắt đầu biết thương yêu và biết giá trị và tìm hiểu thực chất sẵn có của chính mình, để xây dựng và gọt rửa. Những cái gì ô trược chúng ta không xữ dụng nữa, thì chúng ta trở về với sự thương yêu đoàn kết thật sự hơn và không dùng những lời nói hoa mỹ nữa nhưng mà kỳ thật chúng ta đi trong thực chất!

Khắp năm châu đang chuyển biến, theo thiên cơ, ý trời, động loạn, chiến tranh đủ thứ, làm cho con người bơ vơ, tâm thức không ổn định, rồi phải tìm tới siêu đi. Hỏi tôi đến đây để làm gì? Tôi đến đây để giết chóc sao? Tôi đến đây để làm những chuyện bất chánh sao? Ðó, mình tự thức! Khi mà tự thức thì tự sửa! Còn chưa thức, thì không bao giờ sửa được. Nhiều người học văn chương rất hay, thao thao bất tuyệt, trong những giảng đường, ngay cả trong trường đại học, một giáo sư triết học, nhưng mà trở về gia cang cũng có cảnh lộn xộn, không ổn!

Cho nên chúng ta tuy dốt thiệt, không có học nhiều nhưng chúng ta đã học trong thực chất, chúng ta đã học những cuốn kinh vô tự trong tâm thức của chúng ta và chúng ta chịu dự thi bất cứ lúc nào! Cho nên Vô Vi là từ siêu phàm, mà không không gian, không thời gian, và nó đang trú ngụ trong cái thể xác siêu nhiên rõ rệt, nó hòa hợp với cả càn khôn vũ trụ, sự kiên kết không ngừng nghỉ đó, mọi người đã an hưởng trong tâm thức. Nhưng vì sự động loạn, so đo ngoại cảnh, vì chuyện này chuyện nọ, vì tình duyên đau khổ mà làm cho tôi bực bội, của cải làm cho tôi bực bội! Ðó cũng là bài học của chính chúng ta. Vì con cái đã làm cho tôi điên cuồng, cũng là bài học của chính ta! Có luật nhân quả! Tiền kiếp chúng ta làm sai, thì kiếp này tu về Vô Vi nó sẽ rút ngắn, và rút trong chương trình rút ngắn đó, nó lại kích động chứ không cho chúng ta yên ổn. Kích động để làm gì? Ðể đòi hỏi sự thực hành của chính mình! Nếu chúng ta bằng lòng thực hành thì chúng ta thấy rõ chúng ta sẽ tiến! Và chúng ta thấy rõ sự dũng chí nhiều kiếp liên hồi chịu đựng!

Ngày nay các bạn sống trong mãnh đất phù sanh này là sống trong tình cảnh bơ vơ chứ không phải là ổn dịnh đâu. Các bạn tưởng rằng các bạn có căn nhà, có vợ con, vậy là yên! Ðâu có yên! Các bạn qua một cái trạm tạm trú mà thôi! Thể xác này là một cái trạm cho các bạn tạm trú để thức tâm và trở về với căn bản thực chất! Cho nên người Vô Vi, luôn luôn những việc gì xãyđến, chúng ta đặt nặng đó là bài học của Thượng Ðế đã an bài và cho chúng ta học, chúng ta phải cố gắng học, học bài và trả bài trong định luật vay trả rõ rệt, phải chấp nhận. Phải dùng chữ Nhẫn và Hòa Ái học hỏi chứ không dùng sự kích bác và đem lại sự bơ vơ cho chính chúng ta nữa! Nhiều kiếp chúng ta đã sống trong sự động loạn, chúng ta đã sống trong sự tăm tối ngu muội, ngày nay chúng ta mới biết được một chút quân bình và sáng suốt.

Cho nên chúng ta lạị có cơ hội làm việc tại thế. Các bạn đi làm các bạn thấy rõ trong cái cơ cấu nào thành tựu cũng đều do nhân sự, nhơn thời, địa lợi rõ ràng. Có một số người hòa ái, đặt nặng cái hạnh hi sinh và giải táng những cái tập quán không tốt của chính mình. Khi mà các bạn hi sinh thì phải hi sinh cái bản chất, tập quán đen tối đó. Nhiên hậu các bạn mới đạt tới sự thanh nhẹ sáng suốt, không vun bồi phàm ngả và hướng thượng trở về với chơn ngả sáng suốt vô cùng. Lúc đó các bạn mới thành nhơn sự đóng góp. Mà nhơn sự đóng góp trước tiên.

Mỗi mỗi trong hành động của chúng ta phải tha thứ và thương yêu. Cho nên một cái cơ cấu nào thành tựu về chuyện làm ăn cũng vậy, nhơn sự trước hết. Nhơn không có thì việc không thành, thời gian không đúng cũng việc không thành, địa thế không ổn cũng việc không thành. Lợi lộc không sáng suốt thì nó cũng lái cho chúng ta đi tới con đường sụp đổ mà thôi. Cho nên mọi cơ năng hiện diện tại thế gian đều giáo dục tâm linh cả. Kể cả người buôn bán cho đến người làm chánh trị, quân sự đều đi trong cái nhơn thời, địa lợi. Nếu chúng ta không biết giá trị của nhơn thời địa lợi thì vạn sự bất thành! Ðó là tiêu chuẩn để đạt tới thành sự trong trước mắt của mọi người.

Còn xây dựng về tâm thức, về Khoa Học Huyền Bí của Vô Vi cũng vậy, nó phải có sự đồng nhứt trong hạnh hi sinh! Trước kia tôi hút thuốc, trước kia tôi chơi bời, trước kia tôi cờ bạc, trước kia tôi thường sân si. Đó là nó sưởi ấm cho tôi vì tôi thấy tập quán đó là có giá trị nhưng ngày hôm nay tôi thấy rõ rằng cái đó không phải là việc bền bỉ và có thể tạo ra một cái bệnh cho tôi là bệnh nan y. Thì tôi phải hi sinh nó, tôi muốn hi sinh nó tôi phải từ bỏ nó để tôi trở về với thực chất sẵn có của chính tôi. Cho nên các bạn càng ngày càng tu lại không thích động loạn, muốn đạt tới sự thanh tịnh và mến cảm sự hòa ái siêu nhiên sẵn có của chính mình! Quí thể xác, quí tâm linh, quí cả càn khôn vũ trụ, lúc đó chúng ta mới chịu quì trước mặt Thượng Ðế để ăn năn hối cải, mới nhìn nhận rằng có Thượng Ðế trong ta, có phần hồn trong ta. Có sự sáng suốt quân bình trong ta. Tất cả ở trong ta. Cho nên chúng ta phải tìm ra thực chất của chính mình mới thấy rõ đạo đức, mới thấy rõ luật Trời, mới thấy rõ chơn lý!

Cho nên chúng ta xuống đây đã học, đã dự trong một cái trường học vĩ đại của cả càn khôn vũ trụ, dìu tiến chúng ta cả ngàn kiếp chứ không phải một kiếp này, không phải một giờ này. Cho nên chúng ta đã dùng âm thinh kết luận, nhưng mà tâm thức đã mở rộng chưa? Ðể học hỏi điều đó? Nếu chúng ta chưa chịu mở rộng thì làm sao chúng ta học hỏi được! Mà muốn mở rộng thì phải làm thế nào? Phải trở về với thanh tịnh! Càng thanh tịnh các bạn càng sáng suốt! Càng học nhẫn các bạn sẽ vượt qua những sự trở ngại và càng mở lối cho những căn bệnh nan y trong tâm thức của chính các bạn!

Cho nên càng tu chúng ta thấy rằng : càng phải học chứ không đủ đâu! Nhiều bạn nói, tôi đã mở được tầng số này, tôi đã mở được tầng số kia, tôi đã mở được tầng số nọ. Thì mở được tầng số này sẽ mở được tầng số kia, sẽ mở được tầng số nọ! Ðó là cái thức vô cùng! Cho nên bài học đến vô cùng chớ không có bao nhiêu đó là đủ đâu. Nhiều người đã biết thiên cơ, đã nói ra cơ trời như thế đó, thế đó, thế đó… Nhưng mà tại sao lại còn sự triển hạn?

Chúng ta thấy trần gian này ai xây dựng, địa cầu này ai xây dựng? Ý chí của Thượng Ðế đã ân ban nhưng mà loài người xây dựng. Mà khi loài người thức tâm thì việc quân bình nó sẽ trở lại.Và quân bình trở lại rồi thì sự triễn hạn phải có! Cho nên các bạn trước kia động loạn, nhiều khi buồn bực, vì gia cang, vì tình yêu, vì của cải, vì địa vị, muốn uống thuốc độc tự tử đi. Nhưng mà ngày nay các bạn tu rồi, các bạn không có dại dột làm điều đó. Các bạn phải chấp nhận và giữ lấy luật quân bình để thấu đáo việc trời hơn! Thì sự động loạn các bạn không có nhiều, nhơn sinh không động loạn, hòa hợp với siêu nhiên thì siêu nhiên vẫn đạt được sự quân bình thì quả địa cầu này trở lại ổn định, thay vì đổi một quả địa cầu khác! Cho nên luật quân bình của quả địa cầu phải có, luật trời cũng phải có, ban ơn cho chúng ta lúc đầu là quân bình mà chúng ta làm mất quân bình, thì sự điêu đứng nơi chúng ta trú ngụ thì nó cũng không khác gì phong ba bão táp đã hủy hoại vật chất mà chúng ta đã chứng kiến.

Nếu chúng ta giữ được luật quân bình, mọi người đều tu, đồng tiến, nhơn sinh đều tu, thì tất cả những thiên cơ phải biến chuyển. Luật Trời sẽ ban ơn và nới rộng trở lộn lại để giúp đỡ cho chúng ta có cơ hội tiến hóa!

Cho nên các tôn giáo tại thế, khi gặp nạn, đồng tâm hiệp lực cầu xin sự hòa bình, sự thương yêu, sự xây dựng nhưng mà hành giả không chịu thực hiện, thì dùng lý thuyết cũng chả đi đến đâu. Qua những cơn động loạn ở xứ sở chúng ta, chúng ta đã thấy rõ, cầu nguyện bao nhiêu là bao nhiêu ma quỉ vẫn đến,vẫn phá hoại. Mà nếu chúng ta trì chí tu học thì sự phá hoại đó không có xao xuyến tâm cang của chúng ta. Cho nên mỗi người biết tu thì thấy, điều đó là điều quí và điều đó sẽ đem lại ổn định trong tâm thức cho chính chúng ta. Cho nên chúng ta không suy nghĩ việc đó nhiều và không làm cho nó động loạn thêm. Chúng ta phải trở về thanh tịnh hòa ái. Cho nên càng tu thì càng cởi mở, chúng ta thấy rõ định luật Sanh Tử, trong sanh có tử, trong tử có sanh thì chúng ta không sợ sệt bất cứ những hành động gì bất chánh để về với chúng ta nhưng mà chúng ta cố gắng giữ luật quân bình trong nội thức.

Cho nên ở thế gian luôn luôn tranh chấp và đem lại sự đổ vỡ cho chính người tranh chấp, chứ người bị tranh chấp không sao. Nếu người bị tranh chấp giữ lấy quân bình không bao giờ bị chuyện đó. Cho nên chúng ta vui lên chấp nhận, thể xác của chúng ta ở đây tạm. Nhiều khi các bạn chán ngán, muốn có cơ hội bỏ thể xác này nhưng mà không sao bỏ được.

Ngày nay các bạn biết tu về phần hồn, hướng thẳng về trơng cái không không đại định vô vi thì các bạn không còn bị lệ thuộc bởi cái tánh sợ sệt nữa và giữ lấy phần đó để tiến!

Chúng ta thấy rõ, rốt cuộc mọi người sẽ cnũg phải từ giả cái xác, từ giả cái căn nhà này để ra đi, chớ không có người nào được trường sanh bất tử trong thể xác! Mà hồn chúng ta ra đi chứng minh đó là sự trường sanh bất tử. Kể cả xuống địa ngục đi nữa, các bạn cũng thấy : Tội ta làm thì ta chịu chứ không ai cứu chúng ta được. Thì chúng ta cũng là nhơn sinh tại thế, mang xác phàm tại thế, thì những người khác cũng bao nhiêu công chuyện đó mà thôi! Nếu chúng ta phản trắc làm sai thì chúng ta chịu học bài tăm tối để trở về với sáng suốt. Ðiều đó chúng ta đã làm, từ lúc thiếu thời chúng ta đã làm, ngày nay mỗi người đã tu học và tiến tới sự cao giác, mới từ bỏ, hi sinh bản chất ngu muội đó. Cho nên chúng ta càng tu thì càng thấy tiến, càng tu thì càng thấy mở, mở ngay trong sự thanh tịnh và sáng suốt thì các bạn mới có một số vốn để trở về với căn bản của các bạn! Vốn đó không có thể tạo ngay ở thế gian được nhưng mà tạo ngay trong tâm thức các bạn.

Sự học hỏi của chúng ta không ngừng nghỉ chúng ta mới thấy rằng : nhiệm vụ của bề trên đã cho chúng ta giáng lâm xuống thế gian để đóng góp cho cả càn khôn vũ trụ, kể cả sạn cát, hoa quả, vạn vật, xoay chuyển không ngừng. Chúng ta đã thấy và chúng ta đã kiểm chứng, tìm hiểu trong cái tánh độc ác của chính mình và từ bỏ nó, hi sinh nó, thì chúng ta sẽ được hưởng trọn lành trong cái hạnh phúc hòa hợp với cả càn khôn vũ trụ, đời đời hằng hữu với chúng ta. Nếu chúng ta còn ôm lấy bản chất nghi kỵ và không biết xây dựng cho chính mình, các bạn thử nghĩ cái cây xiên và cái cây thẳng, hai cây giá trị khác nhau. Cái cây xiên xẹo khác hơn là cái cây ngay thẳng, trực giác phát triển. Ðó, tâm linh của chúng ta cũng vậy, xiên xẹo mánh lới, lường gạt người này cho đến người kia rồi cho ta là phải, thì phải có cái cây xiên xẹo không bao giờ phát triển tới tốt đẹp. Cho nên chúng ta đã qua cái giai đoạn đó rồi, ngày nay chúng ta không nên tái phạm nữa! Phải trở về với sự chơn chánh sẵn có và xử dụng phần sáng suốt của chính mình là thanh tịnh. Cho nên càng tu các bạn nói rằng : tôi như thế này làm sao mà thanh tịnh? Nhưng mà sự trì chí của các bạn, các bạn thấy sự thanh tịnh chưa?

Trước kia mỗi chút thì mỗi bôn chôn, ngày nay việc gì xãy ra các bạn lại ở trong cái thế ôn tồn phân giải, thấy rõ! Rồi lần lần các bạn sẽ đi tới nữa chứ không phải bao nhiêu đó, không phải tưởng đó là đúng! Mỗi gia đình có mỗi nghiệp quả các bạn thấy chưa? Có cha có mẹ có anh có em mà tại sao lại hiện ra những cái cảnh loạn luân bất chánh, hỗn độn trong gia cang, mất trật tự! Hỏi cái đó, ở đâu? Chính tiền kiếp của chúng ta đã làm sai. Cho nên kiếp này chúng ta tu về Vô Vi chúng ta mới nhận thức được đây là chuyện bất chánh nhưng mà trước kia chúng ta cho là đúng. Một người lưu manh, giết chóc người, hại người, nó nghĩ đúng nó mới làm. Nhưng mà một thời gian nó ăn năn rồi, nó lại buông bỏ không làm điều đó. Nó lại bắt đầu xây dựng cái hạnh hi sinh và buông bỏ không làm điều đó. Nó lại bắt đầu xây dựng cái hạnh hi sinh và buông bỏ những cái tập quán của chính nó, để nó tiến tới sáng suốt bắt đầu tìm chơn lý!

Cho nên cái gia cang nào lộn xộn bất ổn, khổ, thấy mình không có lối thoát. Nhưng rồi chán, đi tìm con đường tu cũng mới bắt đầu đi tầm chơn lý mà thôi. Cho nên nhiều người mượn lý thuyết để vá víu, luận thuyết rất hay nhưng mà hành không được thì kể cũng như không! Cho nên nhiều người bỏ công rất nhiều để học hỏi nhưng mà chơn tâm không chịu sửa và không chịu ăn năn sự sai lầm của chính mình và chấp nhận đây là chuyện của tiền kiếp, tôi phải dự cuộc này, học có một chữ Nhẫn để vượt qua mọi sự nghịch cảnh hiện tại, nó có thể đem tới sự tai hại cho cả gia cang chính tôi nhưng mà tôi chỉ học trì chí!Tôi ở trong chợ đời, ở trong cảnh đời, tôi đã bị giáng lâm xuống thế gian là tôi một tội nhơn, tôi phải học, chứ không phải nói tôi là một thánh nhơn! Tôi là một tội nhơn, tôi phải chấp nhận để học để tiến hóa, để sáng suốt, nhiên hậu tôi mới đóng góp cho cộng đồng nhơn loại, trong định luật vay trả phân minh!

Cho nên không hiểu, không nên sai lầm và cho ta là đúng. Cho nên những người tu cao chừng nào lại sợ luật trời chừng nấy. Những người học luật ở thế gian chơn chánh cũng sợ luật thế gian!

Chính mình phải hiểu điều đó và phải giữ trật tự cho quãng đại quần chúng chứ không nên làm những điều hổn ẩu và không đạt được một sự văn minh trong tâm thức! Thì rất uổng cho một kiếp người! Cho nên chúng ta tu vô vi phải hướng thượng và thấy rõ sự siêu phàm là căn bản của chính chúng ta. Chúng ta học và phải học sự cao siêu! Còn học chữ trần trược là chúng ta đã học rồi. Mang cái thể xác này là bắt buộc phải học sự trần turợc, sân si đủ chuyện hằng ngày. Kể cả các bạn tu hiện tại cũng vẫn còn sân si, là để học, để trả hết bài của chúng ta đã và đang học. Buồn tủi cũng vậy! Tạo sự yếu hèn và mất quân bình, thấy rõ chưa? Tiếc của cãi cũng vậy! Tạo sự mất quân bình cho chính mình mà thôi. Cho nên luôn luôn con người ai cũng suy tính thiệt hơn mà không suy tính chuyện xã thân cầu đạo. Miệng nói xã thân cầu đạo nhưng mà không hành. Cho nên những người truyền giáo càng phải thực hành nhiều hơn. Thượng Ðế đã và đang thực hành cả càn khôn vũ trụ bằng ý chí của Ngài thì chúng ta cũng có ý chí tương đồng!

Chúng ta muốn biết tài liệu của Ngài, muốn biết cái sự hay ho huyền diệu của Thượng Ðế! Ðó phải ý chí của chúng ta không? Cho nên chúng ta phải tu nhiều hơn, phải vun bồi nhiều hơn và phải tìm hiểu sự sai lầm của chính mình nhiều hơn và phải cảm ơn tất cả mọi nơi mọi giới đã giáo dục chúng ta từ giây phút khắc!

Nhiều khi nửa đêm các bạn thức tâm, không ngủ được, đó là sự kêu gọi, đó là sự giáo dục để đóng góp cho tâm linh các bạn thì các bạn nên vui vẻ học đi, để trả. Không nên cho đó là sự phiền muộn, nhưng mà cho đó là một giá trị của Thượng Ðế đã ân ban một cơ hội cho các bạn để học. Cho nên các bạn phải ráng học, bài học này Thượng Ðế đã chuyển cho chúng ta, tùy theo tâm thức của chúng ta. Chúng ta vun bồi đen tối nó càng đen tối hơn. Chúng ta xây dựng trong tham sân nó càng tham sân hơn! Rồi chúng ta mới chán ngán nó và hi sinh nó! Đó là hạnh hi sinh để tu học.

Những nhà tu học đã thành công, thành đạo là hạnh hi sinh rất cao. Chúng ta không vì những việc đó mà đau khổ, ngược lại chúng ta phải cảm ơn những điều đó chúng ta mới hiểu đạo, thì phải hi sinh cái bản tánh chấp và mê của chính mình!

Càng ngày các bạn càng tu, càng bước vào trong sự khó khăn của sự thử thách. Càng lên cao thì càng bị sự thử thách nhiều hơn, không nên chán ngán và không bao giờ có thể trở về nguồn cội được. Cho nên chúng ta chấp nhận, thấy rõ thể xác này không phải thể xác của ta, âm thinh này cũng không phải âm thinh của ta. Nhưng mà chính sự thức tâm của chính mình!

Cho nên phải vun bồi điều đó, càng cao thì sự Bi Trí Dũng càng thực hiện tâm thức các bạn. Chúng ta làm việc nhiều không có mất mà chúng ta xài tiền nhiều là mất của, mất các phương diện! Chúng ta xài tiền nhiều, mất của và sanh bệnh, tiếp tục mất luôn cả hồn lẫn xác, chứ đừng có tưởng tôi có tiền bạc là tôi hay hơn người khác! Không đâu! Một gánh nặng! Cho nên chúng ta tu, chúng ta lại trở về khép mình, để hưởng cái thanh quang điển lành của Thượng Ðế! Ðó là một cái vốn căn bản của mọi tâm linh đồng hưởng sự công bằng của Ngài ân ban. Chúng ta mở rộng ngay trong thức, tâm thức của chúng ta, hưởng ngay và thọ ngay!

Cho nên khi các bạn thiền ban đêm rồi các bạn cảm thấy nhẹ nhàng sung sướng. Sau một cơn thiền cương quyết thực hiện, rồi các bạn cảm thấy nhẹ và xoa dịu tất cả những tâm thức của các bạn, thấy rõ chuyện đời là giả tạm, không đem lại một kết quả nhưng mà nó là một phương tiện để xây dựng tâm linh. Cho nên chúng ta phải biết cảm ơn Thượng Ðế nhiều hơn, cảm ơn nghịch cảnh nhiều hơn và chính ta phải chấp nhận sự sai lầm của chúng ta thì chúng ta mới sửa chửa được, hô hào không làm được. Thực hành để cống hiến mới là thật sự học hỏi

Thành thật cảm ơn sự hiệndiện của các bạn ngày hôm nay./.

                                  Lương Sĩ Hằng - Vĩ Kiên